Posts

Showing posts from June, 2021

Hạnh phúc không phải là sự tìm kiếm

Image
    Cuộc sống là một chuỗi dài hạnh phúc và khổ đau, là một cuốn phim được gom nhặt từ những thước phim ngắn đời người. Rất ít ai có đủ thời gian để xem lại những hình ảnh của mình đã được ghi lại trong quá khứ. Và có lẽ cũng rất ít người đặt câu hỏi cho những gì xảy ra, và những gì mình nói, làm trong đời mình. Đó là một điều dễ hiểu bởi lẽ, con người vốn mang sẵn trong mình những cái bất toàn hảo, và cũng vì người ta sợ phải đối diện với chính bản thân mình. Trong Phật giáo, con người là một trong sáu loài [1] Con người là loài mà sự hiểu biết còn nhiều hạn hẹp và thụ động. Trừ khi nào con người cởi bỏ lớp áo phàm tục, thì con người mới có thể thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn và tự làm chủ được chính mình. Hễ còn bị điều khiển bởi những ham muốn tầm thường của ngũ dục [2] ) thì con người khó có được cơ hội để hưởng hạnh phúc và bình an. Chúng ta thử nhìn xem, có được lợi lộc gì bao lăm khi chú Titô dễ thương say sưa gặm nhấm miếng xương khô; lũ ruồi lấn ch...

Điểm Khác Nhau Giữa Phước Đức & Công Đức

Image
      Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức?   - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não.   - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không.   Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu.  “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”     LÀM SAO TU CÔNG ĐỨC?   Kỳ thật, công đức lại không hề rời khỏi phước đức. - Tu phước không dính mắc (không chấp công trạng) chính là công đức.  - Tu phước mà dính mắc là phước đức.   Ví dụ ta đem tiền tài, vật chất bố thí, hy vọng tương lai được đại phú, vậy thì liền biến thành phước đức. Nhưng nếu ta đem tiền ...

Missing You!

Image
Mượn một ca khúc viết lên tâm sự Biết bao nỗi niềm phút giây tạ từ Hình dáng những người thân yêu, Xa rồi để thương nhớ nhiều Giờ biệt ly ôi thấy đìu hiu! Nhìn nhau không nói mắt rưng rưng buồn. Xót thương xác phượng tả tơi bên đường. Bạn cũ, mái trường xưa ơi! Ghi vào lòng tôi suốt đời, Ngậm ngùi đành câm nín mà thôi! Tôi vẫn nhớ sân trường và cây đa, Nhớ một ông giáo già, nhớ bạn bè hôm qua. Bao kỷ niệm nhắc lại khi hè đến, Ngày xưa ơi! Nhớ mãi không quên. Thời gian ngăn cách chúng ta trong đời. Nhớ thương rất nhiều nói không nên lời. Màu áo tím ngày xưa đâu? Đem vào lòng thêm trái sầu Hạ buồn ơi! Nhớ mãi ngàn sau.

Ảnh độc đáo về những tượng đài còn lại từ thời VNCH ở Sài Gòn

Image
Bằng kỹ thuật flycam, nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã chụp cận cảnh một số tượng đài được xây dựng từ thời VNCH ở Sài Gòn. Tất cả tượng đài này hiện trong tình trạng cũ mục và xuống cấp nghiêm trọng nhưng chính quyền vẫn không tu sửa. Ngày nào đó, những tượng đài này sẽ có thể vĩnh viễn biến mất. Hãy ngắm một lần nữa những di sản văn hóa VNCH còn sót lại… Tượng đài An Dương Vương (ngã sáu Nguyễn Tri Phương)     Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương (ngã sáu Nguyễn Trãi)   Tượng đài Quang Trung, trước chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10   Tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh   Tượng đài Phan Đình Phùng, bùng binh Bưu điện Chợ Lớn, quận 5 MINH HÒA  https://saigonnhonews.com/sgn-media/anh-doc-dao-ve-nhung-tuong-dai-con-lai-tu-thoi-vnch-o-sai-gon/    

Trích “Từ Một Tâm Trong Lặng” TN. THUẦN TUỆ

Image
    Trong Duy Thức Học có từ gọi là Biến kế sở chấp, có nghĩa là cái thấy cong quẹo, lệch lạc theo chỗ suy nghĩ lầm của mình. Chúng ta nhìn người này, người kia không đúng như thật. Khi đã biết tu, chúng ta nên có sao thấy vậy, đừng thêm đừng bớt gì cả. Người ta cười, mình biết người ta cười, người ta nhăn, mình biết người ta nhăn, thế thôi.   Đức Khổng Tử một hôm dắt môn đệ đi du hóa nhiều nơi, đến một chỗ rất nghèo, gạo không có đủ để ăn. Cả một nhóm thầy trò chỉ còn một ít gạo được cho sau nhiều ngày chịu đói. Thầy Khổng Tử bảo Nhan Hồi là người đệ tử đắc ý nhất lo việc nấu cơm, những người khác đi ra ngoài kiếm thêm rau về ăn. Sau đó, thầy đi vào nằm võng.  Đang nằm ngủ nơi võng, chợt thầy Khổng Tử nghe một tiếng động hơi lớn, là lạ, nhìn ra thấy Nhan Hồi đang xới cơm, lại lấy một ít cơm bỏ vào lòng bàn tay vo lại rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.    Thầy Khổng Tử rất buồn, “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, ...