BẬC HIỀN TRIẾT (Sapurisa) và BẬC HIỀN TRÍ (Paṇdita)
(Nhạc và lời: sư cô Giải Nghiêm
Trình bày: sư cô Ân Nghiêm)
Tôi vẫn sống như bao người đang sống
thắp mặt trời làm trái tim chung
Sáng mở cửa đất trời thơm thơm lạ
Bước đầu ngày _ xin bước bước yêu thương
Lời mẹ ru xưa _ gửi bài ca dao vào giấc ngủ
nghìn năm rồi _ ôi quen quá _ lời ru _
Ngày hôm nay đất trời đâu xa lạ!
Mắt ai nhìn? Mới cả, cả lòng tôi.
Nghìn yêu thương gửi vào đôi chân nhỏ
Hăm bốn giờ trao đổi chỉ yêu thương.
Hoa lá vì tôi giữ nụ cười muôn thuở
Đất Mẹ hiền đưa tôi đến bao phen
Hoa _ là nụ cười của Đất
Em _ là cuộc tình của tôi
Mặt trời là trái tim chung
Bình an trong mỗi con người.
BẬC HIỀN TRIẾT (Sapurisa) và BẬC HIỀN TRÍ (Paṇdita)
Sư Sán Nhiên giảng
Bậc hiền triết (Sapurisa) là người đạo đức, lương thiện, ăn hiền ở lành, nhưng chưa khôn khéo và trí tuệ như Bậc Hiền Trí.
Người Nhị Nhân (*) có thể là một bậc hiền-triết nhưng phải là Người Tam Nhân mới có thể là bậc hiền-trí.
Bậc hiền triết có đủ 7 pháp như sau:
1. Tri Nhân: Hiểu biết rõ nhân của tất cả Pháp. Biết sự hiền lành là nhân của sự an vui. Biết sự hung ác là nhân của sự khổ não.
2. Tri Quả: Hiểu biết rõ cái quả của tất cả Pháp. Biết sự an vui là quả của sự hiền lành. Biết sự khổ não là quả của sự hung ác.
3. Tri Kỷ: Hiểu biết rõ vị trí mình, trình độ của mình đến đâu rồi hành theo cho phù hợp. Biết người, biết ta.
4. Tri Bỉ: Hiểu biết về người, về hội chúng mà mình hội nhập. Tri Kỷ, Tri Bỉ là biết người biết ta. Không vong kỷ lợi tha, tức là không hy sinh mình hết cho người. Làm việc gì cũng phải lợi mình lợi người mới nên làm.
5. Tri Độ: Hiểu biết chuyên nghề lành để nuôi mạng, và thường biết tiết độ trong sự ăn uống.
6. Tri Thời: Hiểu biết dùng thời giờ, biết giờ nào phải làm việc nào. Làm việc đúng thời và hợp thời, không làm việc phi thời.
7. Tri Hội: Biết tùy cơ ứng biến, ở trong hội chúng biết cách ứng xử, nói năng, hành động cách nào cho dễ việc tiếp dẫn người. Người biết tri hội là trong hội chúng đông người không bàn luận về chính trị hay tôn giáo. Đức Phật có bốn hội chúng là Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ, và tứ chúng đồng tu.
#SưSN
(*) Nhị Nhân là người chỉ 2 nhân, đó là nhân Vô Tham và Vô Sân, thiếu đi nhân Vô Si (trí tuệ). Người nhị nhân thì kiếp sống này dù cho có thể là bậc vĩ nhân, có thể là người thông minh giỏi giang, học cao hiểu rộng, thông kim bát cổ .v.v... nhưng không thể đắc Định (samadhi hoặc Jhana), không thể chứng đạo trong kiếp sống hiện tại này. (anattā chú thích)
Comments
Post a Comment